Nhu cầu sử dụng nhà lắp ghép giá rẻ đang ngày một thịnh hành và nhận được nhiều sự quan tâm của các hộ gia đình và chủ đầu tư. Cùng Kiến trúc Tứ Gia tìm cụ thể về mô hình nhà này cũng như tham khảo những mẫu nhà lắp ghép đẹp đang được yêu thích nhất năm nay nhé!
Nhà lắp ghép là kiểu nhà gì?
Nhà lắp ghép hay còn được biết đến với tên gọi nhà lắp ráp, nhà thép lắp ghép. Loại nhà này được thiết kế bền đẹp, có màu sắc sắc đa dạng, tính thẩm mỹ cao mà giá thành rất “hạt dẻ” chỉ bằng nửa giá tiền xây nhà cố định.
Khác với nhà di động là có chi phí xây dựng cao và phù hợp với những ai hay di chuyển và có điều kiện kinh tế khá thì nhà lắp ghép được sử dụng nhiều làm nhà ở cho công nhân, nhà điều hành công trường hay làm nhà xưởng, nhà trọ, nhà kho, …
Sử dụng nhà lắp ráp sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo tính an toàn, độ cứng cũng như khả năng chịu nhiệt tốt. Nhờ được cấu thành từ những tấm panel ghép lại với nhau, nhờ đó nhà láp đang là một trong những mẫu nhà được ưu tiên xây dựng tại Việt Nam.
Cấu tạo của mẫu nhà lắp ghép
Mặc dù công đoạn thi công nhà lắp ghép cấp 4 không quá phức tạp nhưng để hoàn thành được ngôi nhà thì vẫn cần được xây dựng dựa trên kết cấu hoàn chỉnh với cấu tạo cơ bản sau:
Phần móng
Móng là yếu tố cơ bản và cũng là yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà. Bất kỳ phần móng của ngôi nhà nào dù xây dựng theo phương pháp truyền thống hay ứng dụng kiểu nhà lắp ráp thì phần móng đều phải được kiên cố.
Muốn có được phần móng chắc chắn bạn cần bớt chút thời gian để khảo sát địa hình sau đó tiến hành đào móng với độ sâu tùy thuộc vào khu vực của từng địa hình đó. Sau khi đào được độ sâu hợp lý bạn sẽ dùng gạch và vữa xây dựng hoàn thiện phần móng.
Tùy theo đại hình ở nơi thi công nhà lắp ghép mà chủ đầu tư sẽ sử dụng móng đơn hay móng băng, .. . để tạo độ vững chắc cho trụ cột ngôi nhà. Bước tiếp theo chỉ cần sử dụng bulong chuyên dụng để liên kết các phần cột thép bên dưới và phần cột bê tông phía trên.
Khung thép của nhà lắp ghép
Phần khung của nhà lắp ráp được thiết kế và gia công theo số lượng cụ thể dựa theo bản thiết kế. Phần khung thép sẽ bao gồm 4 phần:
- Dầm bằng thép
- Cột trụ thường được làm bằng thép có hình tròn hoặc hình chữ H.
- Xà gồ: Là những thanh thép nhẹ, dẻo được ghép lại với nhau có dạng chữ H hoặc chữ U. Thanh xà gồ này có công dụng tạo sự chắc chắn cho toàn bộ khung thép của ngôi nhà.
- Độ dốc mái: Phần mái dốc có tác dụng thoát nước khi trời mưa. Độ dốc của mái có thể từ 10-15%.
Kết cấu phụ
Ngoài những bộ phận chính không thể thiếu thì phần kết cấu phụ cũng là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Nếu thiết đi những kết cấu phụ này có thể khiến ngôi nhà của bạn mất đi sự chắc chắn cũng như tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Mái nhà: Để làm phần mái này bạn có thể sử dụng những tấp lớp khác nhau như: tôn lạnh, tôn giả ngói hay tấm lợp olympic.
- Cửa trời: Xu hướng không gian sống xanh đang là một trong những yêu tiên hàng đầu trong thiết kế, vì thế thêm chiếc cửa trời trên máu sẽ mang tới một nguồn ánh sáng free cho ngôi nhà cũng như tạo ra cảm giác thoải mái, thư thái cho gia chủ.
- Tường bao: Với những ngôi nhà lắp ghép, bạn có thể sử dụng tường bao bằng tường gạch, thép gai hoặc lưới B40.
Xem thêm:
- 99 Mẫu nhà đẹp hiện đại – xu hướng thiết kế nhà mới nhất 2023
So sánh nhà lắp ghép thông minh và nhà xây truyền thống
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểu hình nhà lắp ghép, Nội thất Tứ Gia xin gửi tới bảng so sánh dưới đây
Nội dung | Nhà lắp ghép thông minh | Nhà xây truyền thống |
Cấu tạo | Chủ yếu là cách vật liệu nhẹ như bê tông siêu nhẹ, tôn xốp, bê tông chưng áp | Vật liệu truyền thống từ sắt, thép, đá, cát, xi măng, bê tông |
Chức năng | Dùng để ở dân dụng, làm homestay, quán cà phê, shop, nhà kho… | Dùng để ở dân dụng, làm homestay, quán cà phê, shop, nhà kho… |
Tính thẩm mỹ | Thiết kế đa dạng, hiệu quả thẩm mỹ cao, phù hợp nhiều mục đích sử dụng | Thiết kế đa dạng, hiệu quả thẩm mỹ cao, phù hợp nhiều mục đích sử dụng |
Độ an toàn | Độ an toàn phụ thuộc vào chi phí đầu tư và thiết kế | Kết cấu chắc chắn, độ an toàn cao |
Tính tiện lợi | Dễ dàng lắp đặt hoặc di chuyển khi cần thiết | Không thể di dời công trình |
Độ thân thiện với môi trường | Hạn chế tối đa ô nhiễm, khói bụi, thân thiện với môi trường | Gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động xây dựng |
Độ bền | Từ 10 – 15 năm | Khoảng 20 năm với nhà cấp 4 |
Chi phí | Từ vài chục đến vài trăm triệu tùy nhi cầu | Vài trăm đến hàng tỉ đồng |
Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép
Trước khi thực hiện các công trình nhà lắp ghép, bạn cũng cần phải nắm được ưu điểm, nhược điểm của loại nhà này là như thế nào.
Ưu điểm
- Thi công nhanh: Một trong những ưu điểm hàng đầu của nhà lắp ghép chính là ở thời gian thi công tương đối nhanh chóng, đảm bảo có thể được hoàn thiện trong thời ngắn nhất có thể, đảm bảo có thể đáp ứng tối đa nhu cầu về thời gian của các chủ đầu tư.
- Tiết kiệm chi phí: Ưu điểm hàng đầu của nhà lắp ghép chính là ở khả năng tiết kiệm chi phí cho các chủ đầu tư. Mức giá của các kiểu nhà lắp ghép hiện nay cũng khá đơn giản, chỉ từ 100 đến 300 triệu là bạn đã có thể thiết kế được những không gian đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
- Thiết kế thông minh: Có thể thấy các thiết kế nhà lắp ghép hiện nay đều được đánh giá cao về tính thông minh, sáng tạo, đảm bảo có thể ứng dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thoải mái lựa chọn nhiều vật liệu khác nhau, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu, điều kiện của người sử dụng.
- Dễ dàng kiểm soát chất lượng: Bởi các bộ phận của nhà lắp ghép đều đã được thực hiện từ trước đó nên các chủ đầu tư cũng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chất lượng công trình của mình.
- Khả năng tái sử dụng: Một ưu điểm mà các kiểu nhà khác đều không thể làm được như nhà lắp ghép chính là ở khả năng tái sử dụng. Bên thi công hoàn toàn có thể tháo rời nhà lắp ghép và sử dụng cho các công trình khác.
- Thân thiện với môi trường: Khác với cách xây nhà truyền thống, nhà lắp ghép không sử dụng các vật liệu nung nên cũng đảm bảo được tính thân thiện tuyệt đối với môi trường.
Nhược điểm
- Độ bền của nhà lắp ghép bao giờ cũng có tuổi thọ thấp hơn so với cấu tạo nhà truyền thống vì vậy bạn cần cân nhắc mục đích sử dụng của mình để lựa chọn cho thật phù hợp.
- Không thể xây dựng nhà lắp ghép ở những nơi thường xuyên có biến đổi rõ rệt về thời tiết, khí hậu như mưa bão, sạt lở,…
- Nhà lắp ghép cần có mặt bằng thi công tương đối rộng, không gian phải đảm bảo thoải mái để thực hiện các bước lắp ráp từng bộ phận của nhà.
Các cách xây nhà dạng lắp ghép rẻ đẹp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cách xây nhà lắp ghép khác nhau, cùng mình tham khảo một số chất liệu xây nhà lắp ghép phổ biến nhất hiện nay nhé.
Nhà lắp ghép bằng bê tông siêu nhẹ
Nhà lắp ghép bằng bê tông thường mang đến các tính năng ưu việt như chống cháy, chống nóng, khả năng cách nhiệt tương đối tốt. Bê tông siêu nhẹ được coi là vật liệu hoàn hảo nhất cho nhiều công trình nhà lắp ghép trên thị trường hiện nay.
Xây nhà lắp ghép bằng tấm panel
Tấm panel cũng là lựa chọn hoàn hảo dành cho các công trình nhà lắp ghép hiện nay. Bạn có thể sử dụng chất liệu này để làm vách tường hoặc thậm chí làm sàn bê tông nhẹ vô cùng ưu việt. Chất liệu đảm bảo thời gian thi công tương đối nhanh chóng, chất lượng cao, tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ đầu tư.
Xây nhà lắp ghép bằng bê tông khí chưng áp
Bê tông khí chưng áp cũng được rất nhiều chủ đầu tư sử dụng làm nhà lắp ghép. Các tấm bê tông này thường được sản xuất dưới dạng đúc sẵn khổ lớn khá tiện lợi. Chất liệu này không chỉ nhẹ mà độ bền còn cao, khả năng chống nóng, cách nhiệt hoàn hảo, phù hợp với nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay.
Xây nhà lắp ghép bằng tôn xốp
Một trong những vật liệu cũng được sử dụng rất nhiều trong việc xây nhà lắp ghép là tấm tôn xốp. Loại tôn này có đặc tính là siêu nhẹ với khả năng cách nhiệt tương đối tốt. Chất liệu này chủ yếu được ứng dụng trong việc làm vách ngăn, tường hoặc mái che,… phù hợp cho các công trình như nhà xưởng, công trình tạm hay văn phòng làm việc.
Các thiết kế nhà lắp ghép dạng module theo giá thành
Các mẫu nhà lắp ghép theo dạng module cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn trên thị trường hiện nay. Dưới đây sẽ là các mẫu nhà lắp ghép dạng module theo giá thành để bạn có thể tham khảo.
Nhà lắp ghép 100 triệu
Nhà lắp ghép 100 triệu cũng là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua khi muốn xây dựng các công trình nhà lắp ghép. Công trình vẫn đảm bảo được thi công chắc chắn với hệ thống dầm cột chất liệu tốt. Các vật liệu như vách ngăn sẽ chú trọng lựa chọn các vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường.
Với thiết kế đơn giản nhưng thiết kế này vẫn thể hiện được sự tiện nghi, kiên cố, đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay. Bạn có thể tận dụng thiết kế này cho nhiều mục đích khác nhau như sinh hoạt, làm việc, nhà hàng, homestay,…
Nhà lắp ghép 200 triệu
Các thiết kế nhà lắp ghép 200 triệu đảm bảo có thể mang lại cảm giác vô cùng chắc chắn cho người sử dụng. Các kết cấu như cột, dầm đều được sử dụng chất liệu bền bỉ như thép, thép U mạ kẽm,… Chất liệu này đảm bảo có thể mang đến một bộ khung ổn định và kiên cố nhất cho căn nhà của bạn.
Bên cạnh đó thiết kế này cũng có tính thẩm mỹ tương đối cao, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống của bạn. Mái nhà có thể sử dụng các vật liệu cách nhiệt với độ dày từ 5 đến 10cm, mang lại khả năng cách nhiệt tốt nhất cho không gian của bạn.
Nhà lắp ghép 300 triệu
Với mức chi phí 300 triệu, đảm bảo có thể mang lại cho bạn rất nhiều phương án nhà lắp ghép để lựa chọn. Các thiết kế này có độ chắc chắn tương đối cao, đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho không gian sử dụng của bạn.
Bên cạnh đó chi phí 300 triệu cũng giúp bạn có thể thoải mái thiết kế các không gian sống từ 1 đến 2 tầng lắp ghép. Bên trong nhà vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi từ phòng khách, phòng ngủ đến nhà ăn, nhà vệ sinh khép kín,…
Các vật liệu được sử dụng đều là các chất liệu cao cấp, chắc chắn với khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Theo đó các mẫu nhà lắp ghép 300 triệu cũng được đánh giá cao hơn về độ bền. Vật liệu cho tường vách bạn có thể lựa chọn tấm panel, cemboard hay panel ALC đều khá tốt.
Mẫu nhà lắp ghép 500 triệu
Mẫu nhà lắp ghép thông minh 500 triệu được thiết kế theo kiểu biệt thự mini đầy đủ tiện nghi với diện tích lên đến khoảng 100m2, thoải mái cho gia đình từ 2 – 4 người sinh sống. Trong ngôi nhà này, các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, khu vực vệ sinh được phân chia rõ ràng. Nếu bạn là người yêu thích những trải nghiệm độc đáo, mới lạ thì mẫu nhà này chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ qua.
Xem thêm:
- 55 Mẫu nhà cấp 4 đẹp, hiện đại và tiết kiệm chi phí 2023
Các mẫu nhà lắp ghép được yêu thích nhất 2023
Cùng mình tham khảo các phong cách nhà ở lắp ghép hiện đại, tiện nghi được yêu thích nhất 2023 ngay bên dưới đây:
Mẫu nhà di động thông minh
Nhà di động thông minh cũng là một trong những mẫu nhà lắp ghép được rất nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Các mẫu nhà được đánh giá cao về thiết kế thông minh cùng với tính thẩm mỹ tuyệt đối, là sự lựa chọn hàng đầu của những gia đình yêu thích sự xê dịch.
Loại nhà di động thông minh này thường sẽ tập trung vào phân khúc nhà mini. Tuy nhiên mini ở đây không phải chỉ thể hiện về diện tích nhỏ mà còn nó còn tập trung vào sự đa dạng trong mục đích sử dụng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm nhà di động thông minh mini khác nhau để người dùng có thể thoải mái lựa chọn.
Các vật liệu khi thiết kế nhà di động thông minh thường sẽ phải đảm bảo tiêu chí nhẹ, có khả năng cách nhiệt cao như tôn PU cách nhiệt, tấm Cemboard, các loại sàn nhựa có độ bền cao,… Theo đó sản phẩm cũng sẽ được đánh giá rất cao về độ bền của nó.
Nhà Homestay
Nhà lắp ghép homestay đúng như tên gọi của nó là một giải pháp thi công nhanh chóng vớ mục đích làm nơi cơ cứ, kinh doanh nhà homestay vô cùng tiết kiệm và hiệu quả. Loại nhà này thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
Các thiết kế nhà lắp ghép homestay hiện nay đều thiên về các thiết kế kinh tế, tối giản, đảm bảo có thể mang lại cảm giác tự nhiên và thoải mái nhất cho người sử dụng. Bên cạnh đó yếu tố về thẩm mỹ cũng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo có thể thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng hơn.
Vật liệu để làm nhà lắp ghép homestay thường sẽ ưu tiên những vật liệu mỏng nhẹ, dễ dàng thi công nhanh chóng. Bên cạnh đó các vật liệu cũng cần phải đảm bảo các yếu tố về khả năng cách nhiệt, cách âm, mang lại không gian thoải mái, tiện nghi nhất cho khách du lịch.
Mẫu nhà lắp ghép mini
Nhà lắp ghép mini có thể được hiểu là những căn nhà lắp ghép có diện tích tương đối nhỏ. Vì vậy loại nhà này thường sẽ được lắp ghép dưới các dạng module sẵn, thuận tiện cho người sử dụng. Mặt bằng để dựng nhà lắp ghép mini cũng không tốn quá nhiều diện tích, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến các không gian chung.
Để đảm bảo mang lại sự thuận tiện cao nhất cho người sử dụng, nhà lắp ghép mini vẫn được tính toán một cách có khoa học nhất. Bạn hoàn toàn có thể bày trí các vật dụng cơ bản trong không gian sinh hoạt của mình, mang lại cảm giác tiện nghi và dễ chịu nhất.
Nhà vườn lắp ghép
Nhà vườn lắp ghép sẽ phù hợp với những gia đình yêu thích các không gian sống ngoài trời. Chính vì vậy các thiết kế nhà vườn lắp ghép thường thể hiện được sự gần gũi với thiên nhiên. Các vị trí như cửa sổ, cửa ra vào sẽ là nơi giao thoa giữa không gian trong nhà và thiên nhiên một cách hài hòa nhất.
Thông thường những mẫu nhà sân vườn lắp ghép sẽ có diện tích cửa ra vào, cửa số đều khá lớn để có thể tiếp cận tối đa với thiên nhiên. Bạn có thể sử dụng các loại kính cường lực cao cấp, vừa đảm bảo khả năng chịu lực, vừa làm giảm các tác động từ môi trường xung quanh.
Nhà Container
Nhà container cũng được biết đến là một trong những loại nhà lắp ghép không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Thiết kế này cũng có tính ứng dụng tương đối cao khi bạn hoàn toàn có thể sử dụng để làm nhà ở, văn phòng hay bất cứ dịch vụ lưu trú nào.
Các căn nhà lắp ghép container hiện nay cũng được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo có thể bố trí điện nước, xếp sắp chỗ ở sao cho có thể mang lại cảm giác thoải mái nhất cho người sử dụng. Việc di chuyển các loại nhà này hiện nay cũng vô cùng đơn giản, giúp bạn dễ dàng di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau.
Nhà lắp ghép kiểu Nhật
Nhà lắp ghép kiểu Nhật cũng dần trở nên thịnh hành hơn trong thời gian vừa qua. Nhật Bản cũng là một trong những đất nước đi đầu trong lĩnh vực thiết kế các mẫu nhà lắp ghép. Vì vậy khi nhà lắp ghép Nhật được du nhập vào Việt Nam cũng đã nhanh chóng được người sử dụng đón nhận.
Các mẫu nhà này cũng được tính toán vô cùng tỉ mỉ, khoa học để đảm bảo có thể đạt được sử nhỏ gọn tuyệt đối mà vẫn vô cùng tiện nghi, thuận tiện với mọi người sử dụng. Bên cạnh đó các vật liệu được sử dụng cũng là những chất liệu bền vững, nhẹ nhàng và thân thiện tuyệt đối với môi trường sử dụng.
Hiện nay tính ứng dụng của nhà lắp ghép kiểu Nhật cũng tương đối cao, bạn có thể sử dụng làm nhà ở, kinh doanh lưu trú,… đều vô cùng phù hợp. Hệ thống khung chịu lực của căn nhà được thiết kế vô cùng chắc chắn với các chất liệu cao cấp nhất.
Mẫu nhà Bungalow
Nhà Bungalow cũng được biết đến là một dạng nhà homestay lắp ghép được rất nhiều khu du lịch ưa chuộng trong thời gian gần đây. Phong cách này thường sẽ mang đậm tính gần gũi với thiên nhiên, phù hợp với những người yêu thích sự trải nghiệm.
Thiết kế nhà bungalow luôn đảm bảo có thể mang đến những giải pháp thông minh và hiệu quả nhất cho người sử dụng. Bên cạnh đó loại nhà này cũng sử dụng các chất liệu có tính thân thiện, gần gũi với môi trường, là giải pháp thông minh của rất nhiều khu sinh thái, du lịch hiện nay.
Tư vấn miễn phí thiết kế nhà lắp ghép tiện dụng, giá rẻ.
Nhà lắp ghép 2 tầng đẹp
Nếu bạn nghĩ rằng nhà lắp ráp chỉ dựng được những mẫu nhà cấp 4 đơn giản thì dường như bạn đã nhầm. Bởi mẫu nhà lắp ghép đẹp có thể làm được nhiều hơn thế. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế nhà truyền thống và hiện đại cùng với tông màu hài hòa sẽ khiến bạn không tin nổi đây là mẫu nhà lắp ghép 2 tầng đẹp lung linh.
Dù xây nhà lắp ghép lên 2 tầng thì ngôi nhà vẫn đảm bảo sự kiên cố, chắc chắn giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí mà vẫn có thể sở hữu ngôi nhà hằng mơ ước.
Mẫu nhà lắp ghép thiết kế mái dốc
Mẫu nhà lắp ghép đẹp với thiết kế mái dốc sẽ là một ý tưởng không tệ nếu như bạn muốn sở hữu ngôi nhà cấp 4 đẹp và thịnh hành. Sự biến tấu về kiểu dáng sẽ mang lại một ngôi nhà hoàn toàn mới, đẹp và sang cho bạn với giá nhà lăp ghép vô cùng “mềm dẻo”.
Với ưu thế giá rẻ và chất lượng tốt, nhà lắp ráp được ứng dụng sâu rộng, trở thành mẫu nhà linh hoạt sử dụng trong các hạng mục công trình như:
Sử dụng làm nhà ở dân dụng
Nhu cầu sử dụng nhà lắp ráp làm nhà ở dân dụng là ứng dụng đầu tiên và cũng là phổ biến nhất mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy. Với tiêu chí bền, đẹp và rẻ, nhà lắp ghép 100 triệu hoàn toàn đáp ứng được tối đa các tiêu chí sử dụng của gia đình bạn.
Mẫu nhà nà có thể linh hoạt thay đổi quy mô cũng như thiết kế mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng tốt. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn xây nhà lắp ghép rất hợp lý.
Thi công nhà lắp ghép làm nhà điều hành
Trong một vài năm trở lại đây, mẫu nhà lắp ghép đang được ứng dụng nhiều trong việc dựng thành khu nhà điều hành. Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công cần sử dụng kiểu nhà này để làm nơi phục vụ nghỉ ngơi, giám sát hoặc chỉ huy. Với ưu điểm chi phí rẻ, thời gian thi công nhà lắp ghép nhanh chóng vì đó mẫu nhà này đang ngày được sử dụng rộng rãi hơn.
Sử dụng làm lớp học
Với khả năng thích nghi được với nhiều địa hình, nhà lắp ráp sẽ là lựa chọn hợp lý cho để xây dựng lên những lớp học cho những khu vực vùng cao. Với quy mô không quá lớn, tính bền vững, an toàn và chắc chắn cao sẽ là giải pháp được nhiều nhóm thiện nguyện hướng tới khi thực hiện dự án cồng động tại một số khu vực vùng cao, vùng sâu vùng xa.
Nhà lắp ghép làm quán cà phê
Mẫu quán cà phê container là một mô hình kinh doanh nhà lắp ráp mới lạ tại thị trường Việt Nam. Tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có sẽ giúp chủ đầu tư tối ưu chi phí khi làm quán cà phê.
Mô hình này có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau và là một trong những cách sáng tạo mới mẻ bạn có thể áp dụng để thu hút khách hàng.
Sử dụng làm resort hoặc homestay
Đầu tư nhà lắp ghép để làm resort hoặc homestay được cho là cách đầu tư thông minh , nhanh thu hồi vốn mà bất kỳ ông chủ nào cũng muốn hướng tới.
Vậy quy trình xây dựng, thi công nhà lắp ghép như thế nào? Dưới đây sẽ là bước để thi công một công trình nhà lắp ghép mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Thi công phần khung của nhà bằng hệ thống khung thép, sắt mạ kẽm hoặc gỗ, tùy theo mục đích sử dụng.
Bước 2: Hoàn thiện phần tường vách xung quanh sau đó đến sàn, trần và mái nhà.
Bước 3: Sau khi đã hoàn thiện xong phần khung nhà, người thợ sẽ tiếp tục hoàn thiện phần nội thất bên trong và hệ thống chiếu sáng, điện nước theo công năng sử dụng của từng loại nhà.
Bước 4: Sau khi đã hoàn thiện các phần cơ bản của một căn nhà lắp ghép, các đơn vị thi công sẽ thực hiện việc di chuyển nhà bằng các loại xe cẩu chuyên dụng.
Bước 5: Tiếp tục sử dụng xe cẩu để có thể tiến hành lắp ghép nhà tại vị trí cần sử dụng. Người ta sẽ thực hiện lắp ghép các liên kết đã được tạo sẵn để tạo nên một kết cấu bền vững nhất cho căn nhà.
Bước 6: Lúc ngày đơn vị thi công sẽ phải thực hiện việc đấu nối nguồn điện và cung cấp hệ thống thoát nước phù hợp cho căn nhà.
Bước 7: Đưa công trình vào sử dụng theo đúng mục đích ban đầu và kiểm tra lại mọi vấn đề về kỹ thuật để sửa chữa kịp thời.
Một số câu hỏi liên quan
Xây nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không?
Các công trình nhà lắp ghép, nhà di động hiện nay đều phải xin cấp phép và giấy phép sử dụng theo đúng quy định của Bộ xây dựng. Bạn có thể liên hệ các cơ quan chức năng tại địa phương để được hỗ trợ và tư vấn hồ sơ nhanh chóng, đơn giản nhất.
Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp được không?
Theo quy định của Luật đất đai thì việc xây nhà lắp ghép trên nền đất công nghiệp là hoàn toàn không được cấp phép. Việc có tình xây dựng sẽ bị coi là hành vi vi phạm hành chính và sẽ bị cưỡng chế khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Có nên xây nhà dạng lắp ghép không?
Việc có nên xây nhà lắp ghép hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của mỗi người. Nếu xét về giá trị kinh tế thì loại nhà này được đánh giá rất cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên tính kiên cố của nhà lắp ghép vẫn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người nên bạn cần suy xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Hiện nay nhà lắp ghép mới chỉ được sử dụng cho các dịch vụ lưu ý du lịch hay một số nhu cầu cần xây dựng nhà ở tạm thời, ví dụ như các khu công trường, xây dựng,…
Nhà ở lắp ghép có bền không?
Có thể nói độ bền của nhà lắp ghép thì hoàn toàn không thể so sánh được với độ bền của các loại nhà truyền thống hiện nay. Bên cạnh đó thời gian xuống cấp của nhà lắp ghép cũng được đánh giá là nhanh hơn so với nhà truyền thống. Vì vậy các chủ đầu tư cũng cần phải cân nhắc thật kỹ khi quyết định xây dựng loại nhà này.
Nhà ở lắp ghép có an toàn không?
Nhà lắp ghép hoàn toàn an toàn cho người sử dụng về cả kết cấu lẫn tính năng sử dụng. Các vật liệu được sử dụng để xây dựng nhà lắp ghép đều là những chất liệu cao cấp, có khả năng chống chịu tốt nhất. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì bạn vẫn nên lựa chọn những đơn vị thi công nhà lắp ghép có uy tín.
Nhà ở lắp ghép có chịu được bão không?
Thực tế nhà lắp ghép chỉ đảm bảo được tính tiện lợi, dễ sử dụng còn khả năng chịu bão hay một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác thì rất kém. Vì vậy nếu bạn muốn xây dựng ở những khu vực thường xuyên xảy ra bão lũ thì vẫn nên cân nhắc lại.
Hy vọng với những chia sẻ của mình về mẫu nhà lắp ghép đẹp, đơn giản bạn đọc đã lựa chọn cho mình mẫu nhà ưng ý.